thien nhat cac
76
Views

Tàng thư lâu Thiên Nhất Các (Tianyi pavilion) lá thư viện tư nhân lâu đời nhất Trung Quốc và là thư viện cổ nhất Châu Á, nơi đây là một phần quan trọng của văn hóa Trung Quốc trong nhiều thế kỷ và được coi là một trong bốn thư viện cổ trên thế giới. 

Thiên Nhất Các nằm ở quận Hải Thự, thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, được xây dựng từ năm Gia Tĩnh thứ 40 đến năm thứ 45 của triều đại nhà Minh (1561-1566), với diện tích lên đến 26000 m2, có hơn 400 năm lịch sử.

Lịch sử hình thành

Thiên Nhất Các được xây dựng từ năm thứ 40 (1561) đến năm thứ 45 (1566) thời Gia Tĩnh nhà Minh, là một thư viện tư nhân do Phạm Khâm – nhậm chức Binh bộ Thị lang đương thời xây nên. Phạm Khâm thích đọc và sưu tầm sách, trong đời ông đã sưu tầm được hơn 70.000 tập sách các loại sách cổ từ biên niên sử địa phương, sách chính trị, hồ sơ kiểm tra triều đình cho đến tuyển tập các bài thơ và văn.

Do có địa vị và quyền hạn cao nên một số bộ sưu tập sách của Phạm Khâm là tài liệu nội bộ của văn phòng chính phủ, những nhà sưu tập sách bình thường đều rất khó có được. Sau khi nghỉ hưu về quê, ông đã xây dựng một thư viện để lưu giữ những cuốn sách này.

Thuở ban đầu, thư viện của Phạm Khâm được đặt tên là “Đông Minh Thảo Đường”. Sau khi từ chức trở về nhà, bộ sưu tập sách của ông càng ngày càng nhiều, Phạm Khâm xây nên một thư viện mới là và đặt tên là “Tàng Thư Các”.

Năm 1933 Thiên Nhất Các được xây dựng lại, bộ sưu tập sách ở Bảo Thư Lâu được chuyển đến Phạm Thị Di Cốc Đường để bảo quản, được triều đình cử quân đến bảo vệ

Sở dĩ lấy tên “Thiên Nhất” 天一, không phải nhân vì Phạm Khâm quyết tâm xây dựng tàng thư lâu của mình là tàng thư lâu đệ nhất trong thiên hạ, mà là lấy nghĩa từ cách nói “Thiên nhất sinh thuỷ” 天一生水 trong Dịch kinh chú của Trịnh Nhiếp đời Hán. Nhân vì “hoả” là hoạ hoạn lớn nhất của tàng thư lâu, mà “thiên nhất sinh thuỷ”, có thể lấy thuỷ khắc hoả. Chỉ có điều không ngờ là tên gọi này vô tình ứng với hàm nghĩa “thiên hạ đệ nhất” 天下第一.

Quả đúng vậy, Thiên Nhất Các sau này quả trở thành “thiên hạ đệ nhất tàng thư lâu”.

Thời kỳ đầu, Thiên Nhất Các đã sưu tầm và lưu giữ hơn 700.000 cuốn sách, nhưng do chiến tranh loạn lạc, hiện nay chỉ còn lưu giữ hơn 300.000 cuốn sách cổ, trong đó có khoảng 80.000 cuốn sách quý hiếm về dư địa chí các địa phương và khoa thi cử thời phong kiến.

Bố cục của Thiên Nhất Các


Với kiến trúc 1 lầu, 2 tầng kết cấu gạch, gỗ và mái ngói đen truyền thống với nhiều họa tiết trang trí tinh xảo, Thiên Nhất Các là một bảo tàng lấy văn hóa lưu trữ sách làm cốt lõi, tích hợp nghiên cứu sưu tầm sách, bảo vệ, quản lý, trưng bày, giáo dục xã hội và du lịch.

Có các phòng triển lãm như “Triển lãm lịch sử phát triển Thiên Nhất Các”, “Triển lãm tàng thư lâu còn tồn tại của Trung Quốc”, “Triển lãm bản in chữ mẫu triều đại nhà Minh và Thanh”, v.v…

Triển lãm bản in chữ mẫu triều đại nhà Minh

Thiên Nhất Các chia thành 3 khu: 

  • Khu văn hóa lưu trữ sách tập trung ở Bảo Thư lầu, gồm Đông Minh Thảo Đường, Phạm Thị Cố Cư, Tôn Kinh Các, Minh Châu Bi Lâm, Thiên Tấn Trai và Tàng Thư Khố mới xây.
  • Khu cây cảnh tập trung ở vườn phía Đông với phong cảnh non nước hữu tình như tranh thủy mặc.
  • Khu triển lãm tập trung vào các kiến trúc dân cư cận đại của nhà thờ tổ Tần thị, bao gồm đảo Phù Dung, tổ tông văn Thị và sảnh thư pháp-hội họa mới xây. 
Đông Minh Thảo Đường

Sảnh thư pháp-hội họa nằm ở phía Tây của từ đường Tần Thị, có 6 tòa: Vân Tại lầu, Bác Nhã Đường, Trú Cẩm Đường, Họa Liêm Đường, sảnh Trạng Nguyên, phòng đọc sách phía Nam.

Đặc điểm

Thiên Nhất Các và khu cây cảnh mang đậm phong cảnh của đình viện Giang Nam. Nơi lưu trữ sách của Thiên Nhất Các có cách phòng cháy, chống ẩm, thông gió vô cùng độc đáo. Phía trước có hồ Thiên Nhất Trì thông với Nguyệt Hồ, vừa tạo cảnh quan vừa có nước để dập lửa khi hỏa hoạn, phía sau có lâm viên kiểu Giang Nam với núi giả, hành lang, bia đá, đình, hồ nước…

Phòng sinh hoạt chung trên lầu thường dùng để chứa sách và sắp xếp tủ sách, phòng sinh hoạt lớn được chia bởi các tủ sách, khiến toàn bộ lầu trên được phân bố có trật tự.

Lầu dưới chia làm 6 gian phòng. Giữ Thiên Nhất Các và nơi ở của Phạm thị có bức tường để phòng cháy.

Các thông tin dành cho du khách đến thăm

Thời gian mở cửa

Mùa hè: 1\5 – 31\10, 8:30 – 17:30 (từ 17:00 đã không bán vé)

Mùa đông: 1\11 – 30\4, 8:30 – 17:00 (từ 16:30 đã không bán vé)

Thư viện sẽ đóng cửa mỗi sáng thứ hai hàng tuần (ngoại trừ ngày lễ theo luật đã định) và mở cửa lúc 13:30.

Giá vé

Vé người lớn: 30 tệ

Vé học sinh, sinh viên: 15 tệ (không bao gồm sinh viên đã tốt nghiệp, sinh viên đào tạo ngắn hạn, sinh viên giáo dục thường xuyên)

Vé người lớn tuổi (60-69 tuổi): 15 tệ (có CMND, giấy tờ hợp lệ khác)

Vé đoàn du lịch: 24 tệ (yêu cầu chứng chỉ hướng dẫn viên du lịch, phiếu nhóm, từ 10 người hoặc hơn 10 người trở lên)

Vậy là chúng mình đã cùng tìm hiểu về Tàng thư lâu Thiên Nhất Các, một địa điểm du lịch không thể bỏ qua trong hành trình du lịch tới Trung Quốc. Chúng mình còn rất nhiều địa điểm Trung Quốc mới lạ tại CheckinChina, hãy ghé thăm CheckinChina và bình luận phía dưới để chia sẻ cảm nhận của các bạn nhé! 

Article Tags:
Article Categories:
Cảnh điểm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *